HƯỚNG DẪN CÁCH ĐÁNH CHUÔNG TRỐNG BÁT NHÃ

Cập nhật: 2020-02-04 15:50:21
Lượt xem: 127

Trong phạm vi bài viết này mới quý vị điểm qua một số thông tin về chuông trống bát nhã cũng như tìm hiểu về cách đánh chuông trống bát nhã sao cho chuẩn nhất và hay nhất.

Ý NGHĨA CHUÔNG TRỐNG BÁT NHÃ

Chuông, trống bát nhã làm lột trong những loại nhạc cụ không thể thiếu trong các buổi lễ quan trọng của Phật giáo . Âm thanh tiếng trống bát nhã mỗi khi vang lên luôn mang một ý nghĩa về tâm linh. Khi nghe tiếng chuông trống bát nhã con người cảm thấy trở lên thanh tịnh, sáng suốt, rỗng lặng,... tạo cho con người một cảm giác thoải mái, dễ chịu.

Trong mỗi chùa Chuông Trống Bát Nhã có nghĩa thể hiện đó là chuông to, trống lớn. Thông thường ở các chùa người ta thường xây riêng một lầu để có thể để chuông và trống và được khắc theo bảng chữ " tả chung, hữu cố " tức là bên trái đặt chuông, bên phải đặt trống.

Tiếng trống bát nhã kêu gọi con người thức tỉnh, thôi thúc đắp lên ngọn đuốc trí tuệ, soi sáng con đường giúp con người giải thoát. Âm trống bát nhã vào lòng người, đánh động lương tri, khơi dậy thiện căn và cũng là ngọn nến thắp sáng lên bóng tối vô minh. 

cách đánh chuông trống bát nhã

Xem thêm: Cơ sở sản xuất Trống bát nhã 

Xem thêm: Trống chùa

CÁCH ĐÁNH CHUÔNG TRỐNG BÁT NHÃ

a. Phần khai chuông trống

- Ba hồi chuông:

Trước khi thỉnh chuông, người đánh chuông nhập bảy tiếng chuông nhỏ, rồi thỉnh 3 tiếng thật lớn, thật chậm rãi (1) o o o o o o o O O O (vô tam)

Tiếp theo là thỉnh ba hồi chuông

Lần 1: O O O O O O O O O O O O o o o o o o o o o (lúc đầu chậm lúc sau mau dần và nhẹ tay)

Lần 2: Giống như lần 1

Lần 3: Giống như lần 1, tuy nhiên khi chấm dứt, thỉnh thêm 4 tiếng thật lớn và rời nhau: O O O O (dứt tứ).

- Ba hồi trống:

Trước khi đánh trống nhập bảy tiếng trống nhỏ, rồi đánh ba tiếng thật lớn, thật chậm rãi: x x x x x x x X X X (2)

Tiếp theo sau là đánh ba hồi trống: Đánh trống giống như thỉnh chuông trong ba lần 1, 2 và 3 nói ở phần trên.

b. Phần nhập chuông trống (Chuông và trống đánh cùng một lúc):

Khi dứt tiếng trống lần 3, người đánh trống vừa nhẩm đọc bài kệ Bát Nhã, mỗi tiếng đánh một tiếng trống, nhưng hai tiếng sau đánh liền nhau. Người thỉnh chuông, sau mỗi câu kệ thỉnh một tiếng chuông (sau hai tiếng trống đắnh liền nhau, thỉnh một tiếng chuông)

Lần 1:

Bát Nhã hội X XX O
Bát Nhã hội X XX O
Bát Nhã hội X XX O
Thỉnh Phật Thựợng Đường X X XX O
Đại chúng đồng văn X X XX O
Bát nhã âm X XX O
Phổ nguyện pháp giới X X XX O
Đẳng hữu tình X XX O
Nhập Bát Nhã X XX O
Ba la mật môn X X XX O
Ba la mật môn X X XX O
Ba la mật môn X X XX O

Lần 2: Đánh giống như lần 1

Lần 3: Đánh giống như lần 1, tuy nhiên, khi hết câu cuối bài kệ rồi, đánh tiếp theo phần kết thúc:

c. Phần chuông trống kết thúc (3) :

X O X O X O X O X O X O x o x o x o x o x o và sau cùng đánh bốn tiếng trống và chuông chấm dứt (dứt tứ) X O X O X O XX OO (đánh kép)

d. Phần kết thúc:

Lúc khởi đầu, chuông trống Bát Nhã đánh ba hồi, nhưng khi kết thúc buổi lễ cũng như thời kinh chuông trống Bát Nhã chỉ đánh một hồi mà thôi.

cách thỉnh chuông trống bát nhã

Cách đánh chuông, trống bát nhã không hề khó nhưng nếu bạn là một người mới và không hiểu về các âm luật trong đạo Phật thì đây cũng là một thử thách với những người tiếp xúc đến trống bát nhã loại nhạc cụ đặt biệt này. Còn nếu bạn đang muốn tìm mua trống bát nhã có thể đến với cở sở Trống Mạnh Hùng, một trong những cơ sở sản xuất trống uy tín chất lượng và có nhiều năm kinh nghiệm sản xuất các dòng trống chùa, trống bát nhã.

 

Các bài viết khác